Ngâm chân giảm phù nề cho bà bầu không chỉ giúp thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt trong việc cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng.Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những phương pháp ngâm chân an toàn, hiệu quả, giúp mẹ bầu tận hưởng thai kỳ một cách thoải mái nhất.
Tác dụng của việc ngâm chân cho bà bầu
Ngâm chân là một phương pháp giữ ấm cho chân, giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, được điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí và chất độc.
- Giảm thiểu các bệnh đau nhức, sưng phù: Phụ nữ khi mang thai thường xuất hiện triệu chứng phù nề đặc biệt là ở chân và bàn chân. Đổ nước ấm vào bồn ngâm chân, sau đó thêm một chút gừng và muối vào và ngâm chân trong 15 – 20 sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương, sưng phù.
- Ngâm chân giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn: Mẹ bầu nếu thường xuyên ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ thì sẽ dễ ngủ hơn, giấc ngủ sẽ sâu hơn.
- Ngâm chân giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi: Đối với những mẹ bầu mà cả ngày phải đi lại, làm việc nhiều thì việc ngâm chân với nước ấm rất có lợi. Nó sẽ giúp xoa dịu mệt mỏi, khôi phục sức khỏe bởi nước ấm tác động vào các huyệt đạo dưới da và mang đến tác dụng thư giãn tích cực.

Phương pháp ngâm chân cho bà bầu giảm phù nề hiệu quả
Ngâm chân giảm phù nề cho bà bầu với ngải cứu
Để có công thức đơn giản ngâm chân khi mang thai, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu đơn giản có tại nhà như muối, nước ấm, 1 củ gừng tươi hoặc 1 nắm rau ngải cứu…
Cách pha nước ngâm chân siêu đơn giản cho bà bầu có thể thực hiện ngay tại nhà:
Bước 1: Bạn cần rửa sạch gừng hoặc ngải cứu, sau khi đã làm sạch bạn đem ra cắt gừng ra thành lát mỏng (hoặc xắt ngải cứu tầm 10cm) và sau đó đem đi nấu sôi tầm 5 phút.
Bước 2: Khi hỗn hợp đã sôi bạn cho 2 – 3 thìa cà phê muối vào hỗn hợp đang đun sôi và khuấy đều. Bắc ra và chờ nước nguội bớt tới nhiệt độ khoảng 38 – 40 độ C.
Bước 3: Sau khi nước đã đạt nhiệt độ phù hợp bạn có thể đổ hỗn hợp ra thau, lúc này bạn có thể ngâm chân cho bà bầu và kết hợp massage chân trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút.

Ngâm chân giảm phù nề cho bà bầu với gừng.
Để khai thác được tối đa tác dụng của gừng hãy sử dụng gừng cắt nhỏ
Bước 1: Cắt gừng thành những miếng nhỏ khoảng 1 đốt ngón tay tốt hơn hết và vẫn giữ vỏ gừng và xay nhỏ hoặc giã nhuyễn.
Bước 2: Đun 1 nồi nước khoảng 2 lít nước, bỏ gừng xay vào nồi đun sôi nhỏ lừa trong khoảng 15 – 20 phút không để sôi bùng sẽ làm bay mất tinh dầu và giảm dược tính của gừng
Bước 3: Ngâm chân đến khi nước nguội đi rồi rửa sạch và lau chân khô.
Ngâm chân giảm phù nề cho bà bầu với muối
Để pha nước muối ngâm chân, bạn thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Cho nước ấm khoảng 40 – 45 độ C vào thau
Bước 2: Bạn hòa tan 1 muỗng canh muối hạt vào bên trong thau nước ấm
Bước 3: Ngâm chân vào thau nước muối ấm khoảng 15 – 20 phút
Bước 4: Lấy khăn mềm lau khô chân
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi ngâm chân
Để đảm bảo an toàn và đem lại lợi ích tối ưu nhất cho sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tránh ngâm chân vào nước muối quá lâu đối với những người đang mắc bệnh huyết áp và tim mạch, vì dễ xảy ra nguy cơ đột quỵ.
- Dừng lại việc ngâm chân khi cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều. Lúc này, bạn cần lau khô người và nghỉ ngơi ở nơi không có gió, không được nằm ở phòng quạt và máy lạnh.
- Không ngâm chân khi có vết thương hở ở chân.
- Không nên đi ngủ ngay sau khi ngâm chân nước muối, thay vào đó hãy để cơ thể cân bằng lại nhiệt độ khoảng 5 – 10 phút trước khi đi ngủ.
- Tránh ngâm chân khi bụng quá no hoặc quá đói.
- Chỉ nên ngâm chân khoảng 20 – 30 phút.
- Nên ngâm chân với mực nước qua mắt cá chân để kích thích hệ tuần hoàn máu tốt hơn.
- Có thể ngâm nước muối ấm đối với bà bầu để giảm thiểu tình trạng phù chân.

Ngâm chân giảm phù nề cho bà bầu: Những ai không nên ngâm chân?
Ngâm chân tuy là một liệu pháp đơn giản, hữu ích để giảm phù nề cho bà bầu và nâng cao sức khỏe. Nhưng nên lưu ý những trường hợp không nên ngâm chân nước nóng:
- Người thường xuyên chóng mặt, huyết áp và mắc bệnh tim mạch không nên áp dụng phương pháp này. Nếu vẫn ngâm và trong quá trình thực hiện thấy ra nhiều mồ hôi thì cần dừng lại, lau khô mồ hôi, nghỉ ngơi ở chỗ kín gió.
- Những người bị bong gân hoặc vừa uống rượu không nên dùng nước nóng để ngâm chân.
- Phụ nữ trong ngày hành kinh là những người không nên ngâm chân vì lúc này cơ thể đang bị mất máu và mệt mỏi.
Kết luận
Ngâm chân với nước ấm là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp mẹ bầu giảm phù nề, thư giãn và cải thiện tuần hoàn máu. Ngoại trừ những trường hợp không nên ngâm chân nước nóng.
Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình, hãy để lại bình luận bên dưới Thiết bị massage sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhập thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích